0
Your Cart
No products in the cart.
Xu hướng mua sắm online trong bình thường mới

Xu hướng mua sắm online trong bình thường mới

Thay vì mua thời trang xa xỉ, nhiều người chuyển sang chú trọng sức khỏe khiến ngành hàng này tăng trưởng mạnh trên thương mại điện tử trong bình thường mới.

Bài viết được trích nguồn từ báo điện tử VNEXPRESS tại link này

Mua sắm trên thương mại điện tử nay trở thành một trong những hình thức tiêu dùng quen thuộc, chủ chốt của người dân sau nhiều ảnh hưởng từ đại dịch. Nhiều báo cáo dự đoán phương thức này vẫn tiếp tục được ưa chuộng và duy trì ngay cả trong bình thường mới.

Tuy nhiên cũng từ ảnh hưởng dịch bệnh, thói quen tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi, dịch chuyển từ các mặt hàng thời trang, phụ kiện xa xỉ sang ngành hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm thiết yếu, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và đồ điện tử.

Chuyển dịch thói quen tiêu dùng do ở nhà quá lâu

Sau thời gian dài giãn cách xã hội, làm việc, học tập tại nhà, nhiều người có xu hướng chăm chút cho không gian sống nhiều hơn. Loạt sản phẩm nội thất tiêu dùng, trang trí, thiết bị điện tử, gia dụng tiện ích… được ưa chuộng và ghi nhận tăng trưởng doanh số trong quý III/2021.

Kết quả khảo sát người tiêu dùng Việt Nam do Deloitte Việt Nam thực hiện cho thấy họ chi nhiều hơn cho ngành hàng thực phẩm chế biến sẵn, tươi sống, các sản phẩm nhà ở và tiện ích. Cụ thể, trong thời điểm giãn cách xã hội toàn TP HCM, doanh số mặt hàng bánh mì ăn liền và sữa hộp tăng lần lượt là 112% và 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hình thức mua sắm online được ưa chuộng vì phù hợp trong thời dịch, tiện lợi lại nhiều ưu đãi. Ảnh: Antoine.

Hình thức mua sắm online được ưa chuộng vì phù hợp trong thời dịch, tiện lợi lại nhiều ưu đãi. Ảnh: Antoine.

Số liệu ghi nhận từ báo cáo quý III/2021 về hành vi tiêu dùng của Lazada, một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam hiện tại, cho thấy ngành hàng bách hóa dẫn đầu doanh số với mức tăng trưởng hơn gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng thực phẩm tươi sống đạt con số tăng trưởng ấn tượng khi gấp đến 17 lần.

Mặt khác, các sản phẩm thuộc ngành hàng điện tử, nhất là laptop, máy tính để bàn và các phụ kiện liên quan, phục vụ nhu cầu làm việc tại nhà, cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Theo ghi nhận của Lazada, doanh thu ngành này đạt mức tăng trưởng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Sự gia tăng doanh số này được Lazada đánh giá khá ấn tượng bởi đây là ngành hàng vốn kén người mua trực tuyến vì giá trị cao và cần kiểm tra chất lượng trong thời gian dài. Tuy nhiên nhiều người dùng Việt đã dần chấp nhận và tin tưởng khi chọn mua các mặt hàng giá trị cao bằng hình thức online.

Gian hàng chính hãng trên các sàn thương mại điện tử thu hút người tiêu dùng vì đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, đi kèm các chính sách bảo hành và đổi trả, góp phần tăng niềm tin người tiêu dùng khi mua sắm online các mặt hàng xa xỉ, giá trị cao. Ảnh: Lazada Việt Nam

Gian hàng chính hãng trên các sàn thương mại điện tử thu hút người tiêu dùng vì đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, đi kèm các chính sách bảo hành và đổi trả, góp phần tăng niềm tin người tiêu dùng khi mua sắm online các mặt hàng xa xỉ, giá trị cao. Ảnh: Lazada Việt Nam

Đơn cử có Hồng Trang (28 tuổi, Quận 4), cô cho biết từ ngày ở nhà toàn thời gian, để tiện việc dọn dẹp nhà cửa, cô sắm sửa thêm nhiều đồ dùng điện tử và gia dụng như robot hút bụi, nồi chiên không dầu, lò nướng điện, máy khử trùng quần áo, chăn nệm… Tất cả sản phẩm đều đặt mua trên gian hàng chính hãng của một số sàn thương mại điện tử lớn vì dịch bệnh không tiện ra ngoài.

Ngoài ra, Trang còn sắm thêm các vật dụng giải trí, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, vóc dáng và làm đẹp. Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng là những thứ trước đây cô hiếm khi mua online nhưng giờ cũng toàn đặt từ các gian hàng chính hãng.

“Trước dịch tôi hiếm khi ở nhà. Nhưng dịch bệnh khiến mọi thứ thay đổi. Ở một mình trong nhà với bốn bức tường khiến mọi thứ ngột ngạt nên tôi sắm thêm nhiều đồ điện tử, vừa tiết kiệm sức lực dọn dẹp, lại thấy cuộc sống ở nhà bớt nhàm chán”, Hồng Trang chia sẻ.

Chi tiêu thoải mái hơn nhờ ưu đãi và giải trí kết hợp

Ngoài lợi thế “ngồi nhà nhận hàng”, mua sắm online trên thương mại điện tử còn hút người dùng nhờ nhiều chương trình ưu đãi lớn, giảm giá sâu, quà tặng giá trị… Đặc biệt, vào những dịp lễ hội và chiến dịch mua sắm lớn, lượng mã giảm giá, ưu đãi từ các sàn thương mại điện tử tràn ngập, tạo điều kiện cho người dùng thoải mái chi tiêu.

Các chương trình mua sắm kết hợp giải trí (shoppertainment) với nhiều hình thức, định dạng, nền tảng… cũng là yếu tố thu hút thêm nhiều người đến với sàn thương mại điện tử. Vừa xem ca nhạc, tương tác với người dẫn chương trình, thư giãn đầu óc với các minigame, vừa nhận về nhiều ưu đãi giảm giá là điểm độc đáo so với cách mua hàng truyền thống.

Sự tăng trưởng của hình thức “săn sale” qua livestream giải trí thể hiện rõ rệt qua tổng doanh thu thông qua LazLive mà nền tảng Lazada ghi nhận được trong Lễ hội mua sắm 9/9. Chỉ trong 2h livestream, sàn thành công xác lập kỷ lục mới với mức doanh thu chạm đỉnh 700 triệu đồng, tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Hình thức livestream mua sắm trên thương mại điện tử thu hút thêm nhiều người dùng vì vừa mang tính giải trí, vừa kèm nhiều ưu đãi giúp chi tiêu hợp lý, tiết kiệm hơn. Ảnh: Lazada Việt Nam

Hình thức livestream mua sắm trên thương mại điện tử thu hút thêm nhiều người dùng vì vừa mang tính giải trí, vừa kèm nhiều ưu đãi giúp chi tiêu hợp lý, tiết kiệm hơn. Ảnh: Lazada Việt Nam

Tiềm năng bùng nổ dịp lễ hội cuối năm

Dịp lễ hội cuối năm là thời điểm “vàng” cho các hoạt động mua sắm. Từ các năm trước khi chưa chịu ảnh hưởng dịch bệnh, các sàn thương mại điện tử, nhà bán hàng lẫn thương hiệu nói chung đều dồn lực, tập trung tung ra hàng loạt ưu đãi trong thời gian này, đáp ứng nhu cầu mua sắm, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần của người tiêu dùng.

Tết Nguyên đán 2022 đến sớm hơn mọi năm vào đúng dịp cuối tháng 1, đầu tháng 2 cũng được xem là lợi thế giúp thúc đẩy doanh số bán hàng. Theo thường lệ, doanh thu các sàn thương mại điện tử hầu hết đều ghi nhận tăng trưởng mạnh từ tháng 11, 12 và kéo dài đến hết tháng 1 năm sau. Mặt khác, việc nhiều người có xu hương chi tiêu “thả ga” sau thời gian ở nhà phòng dịch, thắt chặt hầu bao cũng hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội phục hồi hậu suy thoái cho các doanh nghiệp bán lẻ lẫn thương mại điện tử.

Kết hợp với các số liệu thị trường về thói quen tiêu dùng thay đổi rõ rệt trong quý III/2021, thương mại điện tử được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì và tăng tưởng ngay cả trong thời bình thường mới, không có các lệnh giãn cách xã hội hay hạn chế đi lại.

Thiên Khải

Add a Comment

Your email address will not be published.